Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

5 Thói Quen Ăn Uống Gây Bệnh Gan Cần Tránh

Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, đóng gói, rượu bia… tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan phổ biến trên thế giới. BS.CKI Huỳnh Văn Trung, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết, gan có thể tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. 


Tuy nhiên, hệ quả của quá trình phục hồi này là hình thành các mô sẹo. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra.

Những người có các yếu tố nguy cơ xơ gan như nghiện rượu, viêm gan siêu vi, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp hoặc có tiền sử mắc các bệnh về gan... cần chú ý. Một trong những cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, gây biến chứng xơ gan là hạn chế ăn các nhóm thực phẩm dưới đây.

1. Thực phẩm nhiều đường

Gan sử dụng đường fructose để tạo ra chất béo. Thu nạp quá nhiều đường làm tích tụ chất béo trong gan và dẫn đến các bệnh về gan. Bác sĩ Trung dẫn một số nghiên cứu cho thấy, đường có thể gây hại cho gan giống như rượu, ngay cả ở người không thừa cân. Đây cũng là một lý do để bạn ngưng tiêu thụ thực phẩm nhiều đường như uống nước ngọt, trà sữa, ăn bánh kẹo ngọt...

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao hơn người khỏe mạnh. Lý do là khi lượng đường trong máu tăng lên làm suy giảm chức năng loại bỏ LDL (cholesterol "xấu") của gan. Lâu ngày, cholesterol tích tụ ở cơ quan này nhiều hơn, khiến gan nhiễm mỡ. 

Ngược lại, khi đường huyết xuống thấp (do nhịn đói), cơ thể phải giải phóng một lượng nhất định để bù đắp năng lượng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên cũng làm gia tăng lượng mỡ tại gan.

Xem thêm: 6 Thói Quen Khi Uống Để Có Bụng Phẳng

2. Thực phẩm nhiều dầu, mỡ

Tiêu thụ quá nhiều nội tạng động vật, đồ chiên hoặc xào, thức ăn nhanh... tăng áp lực cho gan, làm chậm quá trình xử lý và chuyển hóa chất béo. Lâu ngày, một lượng mỡ lớn tích, gây bệnh gan nhiễm mỡ. Hệ quả là gan có thể bị viêm, tế bào bị tổn thương dẫn đến xơ gan, thậm chí suy gan. Người có thói quen ăn đồ chiên hằng ngày rất dễ mắc bệnh về gan.

Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần chất béo để hấp thụ các loại vitamin như A, E, D và K. Do đó, bạn nên thay thế bằng các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu đậu nành hoặc cá béo... với lượng vừa đủ.

Xem thêm: 6 loại quả có thể gây tắc ruột

3. Thực phẩm đóng hộp

Thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường, muối...khiến gan hoạt động nhiều hơn. Quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ.

4. Ăn ít chất đạm

Chế độ ăn giàu protein, giảm calo có thể làm tan mỡ ảnh hưởng xấu đến gan. Nếu gan tạo ra 80% amino axit (thành phần cấu tạo nên protein) lấy từ chất đạm thì 20% còn lại do thực phẩm cung cấp. 

Bên cạnh đó, bạn cần xem xét mức độ phù hợp của việc thu nạp chất đạm với các yếu tố tuổi tác, giai đoạn tăng trưởng và tình trạng bệnh gan hiện tại của cơ thể (nếu có). Bởi khả năng giải phóng glycogen dự trữ thành năng lượng của gan ở cơ thể người bệnh suy giảm, khiến cơ thể phải sử dụng các mô cơ để thực hiện chức năng này. Điều này làm cho cơ bắp bị hao mòn và suy dinh dưỡng.

Mỗi ngày, người bình thường (ít vận động) cần lượng đạm tối thiểu là 0,8 g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể; người viêm gan nhẹ (nếu hoạt động nhiều) cần gấp đôi hàm lượng người bình thường; người viêm gan mạn cần 1-1,5 g đạm trên một kg cân nặng; người xơ gan cần một g đạm cho một kg cân nặng. Nguồn đạm đến từ nhóm thịt trắng như thịt gà, cá, các loại đậu, hạt tốt hơn cho người bệnh gan.

Xem thêm: Kéo Dài Tuổi Thọ Bằng Cách Thay Đổi Thói Quen Ăn Uống

5. Uống nhiều rượu

Bia rượu, nhất là rượu khi vào cơ thể làm tăng lượng axit béo tự do nhưng lại làm gián đoạn quá trình oxy hóa chất béo của gan. Các đồ uống có cồn khác cũng tiêu hủy chất béo, làm tăng mức độ triglyceride (chỉ số mỡ máu) tích lũy ở gan. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Bác sĩ Trung khuyên, bên cạnh chế độ dinh dưỡng có lựa chọn, chúng ta nên tăng cường vận động cơ thể bằng những hình thức khác nhau như chơi cầu lông, tennis, bóng bàn, bơi, đi bộ, thể dục dưỡng sinh... Duy trì khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ) để kiểm tra chức năng gan, đường huyết, lipid máu, tình trạng tích tụ mỡ ở gan... nhằm phát hiện và hỗ trợ cải thiện kịp thời những vấn đề sức khỏe của gan.

    

0 comments:

Đăng nhận xét