Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Hết Đau Đầu Gối Nhờ Chanh Và Dầu Mè

Các chuyên gia sức khỏe gợi ý cách điều trị bệnh đau đầu gối bằng các thành phần tự nhiên gồm chanh và một muỗng dầu mè.



Đau khớp hoặc đau đầu gối có thể xuất phát từ viêm khớp, chấn thương, béo phì, loãng xương hoặc phẫu thuật… Nhiều người thường uống thuốc giảm đau để cắt cơn đau song dùng trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe gợi ý cách điều trị bệnh đau đầu gối bằng các thành phần tự nhiên gồm chanh và một muỗng dầu mè (vừng).

Phương thuốc tự nhiên này được chứng minh đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả nếu được sử dụng thường xuyên, theo Boldsky.com dẫn nguồn từ các chuyên gia.

Chanh, dầu mè chứa nhiều khoáng chất và chất chống ô xy hóa củng cố xương, cơ bắp giúp ngăn chặn cơn đau đầu gối.

Cách thức chuẩn bị như sau:

  • Cắt vài lát chanh mỏng và đặt lên một miếng gạc hoặc vải cotton.

  • Đun nóng dầu mè, nhúng miếng gạc và chanh trong dầu.

  • Bây giờ, buộc miếng gạc quanh đầu gối với chanh áp lên đầu gối.

  • Để vậy trong khoảng 10 phút. Lặp lại quy trình 2 lần một ngày

Nguồn: Sưu tầm

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết cùng Huyenthai

Nếu thấy hay và bổ ích hãy theo dõi qua:

zalo 033 654 2013 

Facebook: https://www.facebook.com/nhuy.nt.9849

FAN: Công Cụ Hỗ Trợ Marketing Online

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Uống Thuốc Đúng Cách Để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất

Khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh.



Dùng thuốc cách xa bữa ăn

Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi thời gian dùng: trước, trong hay sau khi ăn, nhưng không nói rõ là ăn gì. Tuy nhiên, thức ăn mà chúng ta sử dụng trong thời gian dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Thông thường các thầy thuốc và dược sinh khuyên nên uống cách xa bữa ăn và tốt nhất là uống sau bữa ăn. Và khi uống thuốc thì chỉ uống nước trắng, không nên dùng sữa, hay nước cam...uống cùng thuốc. Nếu không thì thuốc sẽ không phát huy tác dụng. 

Tránh dùng thực phẩm nhiều đường và tinh bột khi uống thuốc trị đường ruột

Khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh. Đó là các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là khi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt vì kháng sinh.

Tránh dùng sữa và chế phẩm từ sữa khi dùng kháng sinh

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua...). Bởi vì, canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hậu quả là thuốc không phát huy được tác dụng vì đã bị canxi kìm hãm, giảm đáng kể hiệu quả điều trị. Khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua.

Khi đang dùng kháng sinh, nhiều người lại uống nước cam quýt để giảm sự khó chịu khi dùng thuốc. Thế nhưng, nước cam có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.

Khi dùng kháng sinh, chị cũng nên lưu ý thời gian uống thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Lưu ý Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn

  • Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. 

  • Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin... ). Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim...). Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin...).

  • Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin...). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol...). Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin...).

Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào đều không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nhưng tốt nhất vẫn nên uống lúc đói với 1 cốc nước nguội).

Nguồn: Sưu tầm

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết cùng Huyenthai

Nếu thấy hay và bổ ích hãy theo dõi qua:

zalo 033 654 2013 

Facebook: https://www.facebook.com/nhuy.nt.9849

FAN: Công Cụ Hỗ Trợ Marketing Online

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Đi tiểu đêm có nguy hiểm không?

Thật ra nếu đi tiểu về đêm thì không có gì là lạ cả, nhưng nếu việc này xảy ra thường hơn với tần suất nhiều hơn thì việc đầu tiên là dẫn đến mất ngủ.



1. Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm

Hầu như tất cả mọi người đều đã một vài lần thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Nhưng với một số người, điều này có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu đêm:

- Uống quá nhiều nước:

Một trong những nguyên nhân chính và dễ nhận thấy nhất của chứng tiểu đêm là việc tiêu thụ quá nhiều chất lỏng trong ngày, đặc biệt là vào thời gian muộn trước khi đi ngủ.

- Bệnh tiểu đường:

Ngoài việc uống nước quá nhiều, thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Lượng đường dư thừa không được thận hấp thụ hết, sẽ chuyển xuống nước tiểu của bạn và được bài tiết ra ngoài. Đó là lý do tại sao bạn thấy liên tục có nhu cầu đi tiểu tiện.

- Bệnh suy tim

Những người gặp các rắc rối về tim như suy tim sung huyết có thể có biểu hiện đi tiểu liên tục vào ban đêm thay vì ban ngày, chất lỏng tích tụ ở chân người bệnh do ảnh hưởng của trọng lực và tình trạng tim bơm không bình thường. Nhưng khi đêm xuống, lúc cơ thể nằm thẳng ra để nghỉ ngơi, chất lỏng này không chịu ảnh hưởng của trọng lực nữa, nó phân tán vào máu làm tăng lượng nước tiểu trong cơ thể.

- Bàng quang hoạt động quá mức

Mặc dù nghe qua có vẻ như hai việc này tương tự nhau, nhưng bàng quang hoạt động quá mức có thể ẩn chứa nhiều nguyên nhân nghiêm trọng dẫn tới chứng tiểu đêm, trong đó có tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, thừa cân và cả thiếu hụt estrogen.

- Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ (OSA) có thể là nguyên nhân gây ra nhu cầu tiểu tiện quá nhiều vào buổi tối. Mặc dù ngáy cũng là một biểu hiện của người mắc chứng OSA, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, nó không phải là dấu hiệu duy nhất. Kiểm soát được chứng bệnh này có thể giúp giảm số lượng các chuyến viếng thăm nhà vệ sinh vào ban đêm.

- Mang thai

Phụ nữ mang thai có xu hướng thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh. Lúc này, cơ thể có biểu hiện sa bàng quang và sa tạng vùng chậu, đặt thêm áp lực lên đường tiết niệu khiến bạn tăng nhu cầu cần phải đi tiểu hơn bình thường.

- Vấn đề tiền liệt tuyến

Trong khi có nhiều nguyên nhân vô hại dẫn tới chứng tiểu đêm thì rắc rối với tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân nghiêm trọng hơn cả vì theo các chuyên gia về y tế, nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc có tuyến tiền liệt phình rộng có thể gặp khó khăn trong việc nhịn tiểu.

2. Làm gì để hạn chế chứng tiểu đêm?

- Tập bài tập Kegel

Một trong những cách đơn giản nhất để chữa trị chứng bệnh khó chịu này là bài tập Kegel. Bạn chỉ cần siết chặt các cơ sàn chậu giống như cách bạn làm khi muốn nhịn tiểu. Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó thả lỏng cơ trong 10 giây tiếp theo. Mỗi ngày tập 10 lần có thể giúp tăng cường nhóm cơ bắp chịu trách nhiệm trong việc tiểu tiện.

- Giảm cà phê và đồ uống có cồn

Chứng tiểu đêm không chỉ phụ thuộc vào số lượng chất lỏng bạn uống trước lúc ngủ mà còn phụ thuộc vào loại chất lỏng đó là gì. Trong rượu và cà phê có chứa chất lợi tiểu, chính vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều hai loại này sẽ khiến cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn.

- Ghi nhật ký đồ uống

Để tìm ra nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều cần chú ý tới những đồ uống mà bạn tiêu thụ với phản ứng của bàng quang. Do đó, hãy ghi chép những gì bạn uống trong một tuần để tìm ra loại nào có thể gây ra phản ứng tiểu đêm cho bạn.

- Không dùng khăn lau vùng kín có hương thơm

Đối với những phụ nữ sử dụng khăn ướt lau vùng kín thì bạn nên chuyển sang loại không có mùi thơm nếu bạn đang bị tiểu đêm, vì mùi thơm ở khăn có thể gây kích thích niệu đạo.

- Đi khám bác sĩ

Nếu như bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không kiểm soát được tần suất tiểu ban đêm thì đây là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để họ giúp phát hiện ra nguyên nhân thực sự của vấn đề và cách chữa nếu như có triệu chứng bệnh trong cơ thể.

Nguồn: Sưu tầm

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết cùng Huyenthai

Nếu thấy hay và bổ ích hãy theo dõi qua:

zalo 033 654 2013 

Facebook: https://www.facebook.com/nhuy.nt.9849

FAN: Công Cụ Hỗ Trợ Marketing Online